Bỏ qua nội dung

Tên Việt Nam

Tháng Mười Hai 19, 2011

Khi tôi ở Việt Nam mùa hè năm nay, tôi đã quyết định tập võ Thái Lan. Một bạn Việt Nam của tôi đã giúp tôi tìm một võ đường, và tôi đến để xem xét. Ngay sau khi võ sinh nhận ra tôi biết một chút tiếng Việt, một đứa võ sinh khác hỏi tôi “Anh có tên Việt Nam không?”

Trước đó tôi chưa bao giờ suy nghĩ về điều đó, nhưng khi em ấy hỏi tôi thì tôi nhận ra người Việt Nam học tiếng Anh cũng chọn tên tiếng Anh. Cho nên, sao tôi vẫn gọi là Sam? Tôi muốn ở Việt Nam để học tiếng Việt và văn hóa Việt Nam. Thế tôi cũng có cần chọn một tên Việt Nam cho lịch sự không?

Những người Việt Nam chọn tên tiếng Anh có nhiều lý do: vì muốn người nói tiếng Anh bản địa nói và phát âm tên của họ được. Khi bố mẹ tôi đã thăm tôi ở Việt Nam, tôi sắp xếp một tua cho họ ở Chùa Hương. Sau khi bố mẹ về, họ nói là tên của hướng dẫn viên của họ là Victor. Tôi hỏi “Anh ấy đã bao giờ bảo bố mẹ tên Việt Nam của anh chưa?” và họ nói “Chưa bao giờ!”

Khi một ông giáo sư của tôi, người đã đến Việt Nam nhiều lần, nghe về điều đó, ông bảo cho tôi “Tôi không thấy người Việt Nam chọn tên tiếng Anh là một ý kiên hay, bởi vì họ hi sinh văn hóa Việt Nam. Mặc dù chúng ta là người nước ngoài, chúng ta vẫn có thể học phát âm tiếng Việt chuẩn”

Mặc dù ông đã đi Việt Nam đến năm 1998, rõ ràng là ông chưa bao giờ quan sát một hội thoại bình thường giữa một người Việt Nam cố gắng dạy một người nói tiếng Anh phát âm tiếng Việt như thế nào. Ví dụ:

“Mình tên là Nguyên”

“Winn?”

“…Được rồi”

“Mình phát âm đúng không?”

“Không, nhưng đừng lo lắng bạn nhá!”

“Này này này này này này này này này, tôi muốn tôn trọng văn hóa Việt Nam! Bạn dạy mình phát âm đúng đi!”

“*cười* O.K. Phát âm như vậy: Nguyên. Bạn đã nói là ‘Winn’”

“Nu-winn?”

“Không. Nguyên.”

“Nu-winn!”

“Không phải. Nnnnnnggggggguyên”

“Nuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuuu-winn!”

v.v.

Nếu một người Việt Nam phải giải thích như vậy mỗi lần họ gặp một người nước ngoài nữa, thì tất nhiên họ muốn chọn một tên tiếng Anh cho dễ. Hơn nữa, điều này không phải là một hi sinh của văn hóa Việt Nam vì người Việt Nam vẫn sử dụng tên Việt Nam với những ai có thể phát âm đuọc (trừ khi một người Việt Nam có mặt song song với trời và sử dụng tên tiếng Anh với người Việt Nam để khoe khoang thôi)

Nhưng tôi tên là Sam. Nếu tôi tên là Cornelius hoặc Archibald thì có thể tôi sẽ chọn một tên Việt Nam, nhưng tôi chưa bao giờ gặp một người Việt Nam có vấn đề phát âm Sam. Hơn nữa, tôi đã thấy bức tranh của một hoa sĩ Việt Nam tên là “Nguyễn Hữu Sam”. Vì vậy, tên Việt Nam của tôi vẫn là Sam. 🙂

Tôi biết người Mỹ đến Việt Nam và rất thích văn hóa ở đó, vì vậy họ lo lắng khi nghe nói về người Việt Nam bị Mỹ hóa. Tôi hiểu tại sao, nhưng họ vẫn cần thư giãn nhiều hơn. Người này thường rất nản với văn hóa Mỹ, và đó là lý do tại sao họ muốn đến một đất nước như Việt Nam: để trải nghiệm một nơi khác nhất. Vì vậy, khi họ đến Việt Nam thì họ thành kiến chống văn hóa Mỹ, và cái gì của Việt Nam bị Mỹ hóa làm họ rất sợ. Nhưng mỗi văn hóa có điều hay và điều xấu, không ngoại trừ Mỹ và Việt Nam: hơn nữa, Nga, Anh, Pháp, Campuchia, Ba Tây…Ở Mỹ chúng tôi có người rất mê văn hóa châu Á: học ngoại ngữ Châu Á rất chăm chỉ, ăn bằng đũa, xem hoạt hình anime, v.v. Tôi có một bạn cùng nhà như vậy. Nhưng họ vẫn là một phần của văn hóa Mỹ, giống như bánh táo hoặc người cowboy. Trong thế giới hiện đại đi một đất nước ở 1 phần khác của thế giới bình thường hơn, và điều này là một điều tốt. Điều này cho phép những nền văn hóa khác nhau giao lưu nhiều hơn và phát triển là kết quả của sự giao lưu.

From → Uncategorized

6 bình luận
  1. khánh Hòa permalink

    Mặt song song với trời hả? Lần đầu tiên cô nghe đấy Sam, thú vị nhỉ!

  2. hihi. không sao cả. tớ sẽ vẫn gọi bạn là Sam nhé

  3. Lê Chí Công permalink

    Em ủng hộ việc giữ nguyên tên Tiếng Việt dù ở bất cứ đâu!!!

  4. Mai Anh permalink

    Cảm ơn bạn vì đã giúp mình thấy được giá trị của cái tên của mình. Mình cũng có một cái tên tiếng Anh, ko phải để người nước ngoài gọi mình dễ dàng(vì mình vẫn giới thiệu mình bằng tên tiếng việt) cũng chẳng phải đến mức là mặt song song với mặt trời và khoe khoang cái gì đó(vì sự thật thì mình dốt tiếng Anh kinh khủng). Chỉ đơn giản lấy cho mình một nickname thôi. Nhưng có lẽ từ giờ mình sẽ quên hẳn chuyện sử dụng tên tiếng Anh thay cho tên tiếng Việt. Dù sao thì cũng cảm ơn bạn nhiều

  5. tiếng việt của bạn xuất sắc lắm,1 người tự học mà nói được như thế là rất hay!

  6. Ý kiến và sự am hiểu về Việt Nam của bạn làm mình kinh ngạc nhiều.
    Mình xin nói thêm là:

    Tên Việt Nam đôi khi khó phát âm đối với người nước ngoài, nhưng một số tên Việt Nam mà không có dấu thì phát âm rất dễ, mà mình lại may mắn nằm trong số đó. Khi mình qua Mỹ, người Mỹ ai cũng phát âm tên mình rất chuẩn (tất nhiên mặc dù không y như người Việt phát âm), và mình vẫn giữ tên này mà không cần đến tên Mỹ. Mình hỏi đa số người Mỹ rằng tên của người Mỹ có ý nghĩa gì không, nhiều người nói là không, họ chỉ lấy từ tên của một ai đó mà họ yêu thương để đặt tên, nhưng tên của Việt Nam đều mang một ý nghĩ riêng. Và tên Việt Nam đa phần lấy từ Hán Việt nên một từ có nhiều nghĩa khac nhau, ví dụ như tên Minh có nghĩa là thông minh, hoặc liêm minh và cũng có nghĩa là sáng suốt, và middle name sẽ giải thích thêm tên Minh này có nghĩa chính xác là gì. Ví dụ như đật tên là Nhật Minh, first name is Minh and middle name is Nhật, khi hai từ này đi chung sẽ có nghĩa là ” sáng như mặt trời” cho nên từ Minh này nghĩa là sáng suốt.

    Thứ 2 là lấy tên Mỹ theo phong trào, vì lấy tên Mỹ cho oai hoặc họ đã mất gốc Việt, ở Mỹ đa số người Việt Nam sống ở Mỹ từ nhỏ thường bị mất gốc, đa phần là do cha mẹ có những tư tưởng sai lệch, họ bảo rằng cho con học thêm tiếng Việt sẽ làm giảm vốn tiếng Anh của con họ, ngay cả họ cũng nói chuyện với con họ bằng tiếng Anh mặc dù tiếng Anh của họ chỉ mở mức trung bình. Điều này giải thích tại sao người Mỹ gốc Việt lại không biết tiếng Việt.

    Quả thật việc trao đổi văn hóa là điều rất thú vị đối với mình, người bạn Mỹ của mình cũng tỏ ra điều đó, vì có lần mình với bạn đó đi đến nhà hàng Việt Nam ở Mỹ, người bạn đó cố gắng dùng đũa mà không dùng cái nĩa (fork) vì mình thấy cách anh ta dùng nĩa khá vất vã nên mình đã hỏi anh ta “bạn có muốn dùng nĩa cho dễ hơn không”, anh ta nói anh ta dùng được mà. Điều này làm cho mình cảm thấy thích vì anh ta coi trọng nền văn hóa của Việt Nam

Gửi phản hồi cho Minh Phạm Hủy trả lời