Bỏ qua nội dung

Ngành học

Tháng Năm 13, 2013

Khi vào đại học tôi đã chọn hai chuyên ngành: xã hội học và văn hóa Châu Á. Lúc đầu tôi không định học hai chuyên ngành, nhưng một giáo sư tiếng Nhật đã thuyết phục tôi thử học văn hóa Châu Á xem. Bây giờ tôi thấy mừng là đã nghe lời giáo sư ấy, mặc dù học hai chuyên ngành rất khó. Vài học kỳ tôi đã phải học 5 môn (bình thường là 4 môn) để kết thúc cả 2 ngành trong 4 năm. Tuy vậy, đi du học ở Việt Nam giúp tôi trong việc học cả 2 ngành, vì những môn tôi học bên đó đều có liên quan đến cả 2 chuyên ngành. Một lý do là giám đốc của chương trình du học là một giáo sư xã hội học. Vì thế nên tôi có thể học lớp của cả hai chuyên ngành bên Việt Nam.

Chuyên ngành xã hội học đã thay đổi quan điểm của tôi rất nhiều. Tôi đã từng tưởng là người Mỹ được tự do lựa chọn bất cứ cái gì họ muốn, nhưng theo xã hội học những sự lựa chọn của người ta quyết định phụ thuộc vào môi trường xã hội mà họ đã được nuôi nấng. Ví dụ: nếu bố mẹ của bạn ủng hộ một đảng chính trị nào đó thì chắc là bạn cũng ủng hộ đảng đó. Người Mỹ không tự do như họ tưởng; những yếu tố xã hội ảnh hưởng và quyết định rất nhiều về cuộc sống của chúng ta.

Và chuyên ngành văn hóa Châu Á  giúp tôi đến Việt Nam. Trước đó tôi học tiếng Pháp trong trường cấp ba chỉ vì trường bắt tôi học để tốt nghiệp được thôi. Tôi không nhận ra tôi có năng khiếu học ngoại ngữ đến khi tôi bắt đầu học tiếng Việt. Tôi thấy một lý do là tôi thật muốn học tiếng Việt ở Việt Nam để giao tiếp với người dân. Khi học tiếng Pháp trong lớp tôi không cần nói chuyện bằng tiếng Pháp với ai cả, nhưng học tiếng Việt ở Việt Nam – hoặc bất cứ ngôn ngữ nào ở bản xứ – có lợi ích rất thực tế.

From → Uncategorized

5 bình luận
  1. Hang permalink

    Chào Sam. Chị thấy bài viết của em có bố cục rõ ràng và dễ hiểu. Em có sử dụng một số cụm từ theo cách rất tự nhiên của người bản xứ ví dụ “người dân”. Tuy nhiên, vì Sam đã nói muốn bạn đọc góp ý về ngôn từ trong bài viết của mình nên chị sẽ chỉ ra một số chỗ chưa được tự nhiên nhé. Nguyên nhân chính là do em chưa chọn được từ phù hợp với văn cảnh. Có nhiều từ đồng nghĩa nhưng không được dùng giống hệt nhau. Chúng đi với các từ khác nhau để làm thành những cụm từ cố định. Ví dụ gội, rửa, giặt đều mang nghĩa làm sạch bằng nước. Nhưng ta không nói rửa đầu mà nói gội đầu, không nói rửa quần áo mà là giặt quần áo. Bây giờ chị liệt kê các ví dụ trong bài của em và đưa ra ý kiến chính sửa theo cá nhân chị nhé.
    – Bây giờ tôi cảm ơn tôi: Bây giờ tôi thấy mừng là
    – đã nghe giáo sư ấy: đã nghe lời giáo sư ấy (nghe nghĩa là lắng nghe hoặc nghe thấy còn nghe lời là làm theo lời khuyên của ai đó)
    – làm hai chuyên ngành: học hai chuyên ngành
    – lấy 5 lớp: học 5 môn
    Khi em đọc bài viết Tiếng Việt của các bạn Việt Kiều hoặc du học sinh Việt Nam thì em có thể thấy nhiều người cũng dùng cụm từ này. Tuy nhiên theo chị nghĩ họ bị ảnh hưởng bởi tiếng Anh và văn hóa phương Tây với chương trình học theo tín chỉ. Hiện giờ ở Việt Nam quy chế này cũng đã được áp dụng. Chính vì vậy mà có khai niệm lớp để chỉ môn học vì sinh viên đăng ký học các môn khác nhau nên có thể sẽ không học chung với nhau ở mọi môn. Theo chương trình cũ, được gọi là niên chế, thì đầu khóa học sinh viên được xếp vào một lớp với quân số ổn định. Mỗi học kỳ nhà trường phân chia thời khóa biểu cố định, sinh viên không được quyền lựa chọn môn học và thời điểm học môn đó. Đến giờ học, giáo viên bộ môn đến phòng học cố định dành cho lớp đó để giảng dạy, trừ trường hợp môn học đặc thù yêu cầu địa điểm khác như phòng thí nghiệm hay nhà tập đa năng. Chính vì vậy mà lớp được hiểu là một tập hợp sinh viên cố định, học tập ở một địa điểm cố định.
    – giúp tôi với cả 2 ngành: giúp tôi trong việc học cả hai ngành
    Từ giúp thường đi kèm một cụm danh từ chỉ hành động.
    – Vì giám đốc chương trình du học là một giáo sư xã hội học nên tôi có thể học lớp của cả hai chuyên ngành ở bên đó: câu này chị không hiểu lắm. Tại sao việc giám đốc chương trình đồng thời là giáo sư xã hội học lại liên quan đến việc em được học cả hai ngành? Em hoàn thành chương trình học trong 4 năm rồi mới sang VN hay khi ở VN em học đồng thời cả hai ngành trên?
    – người Mỹ tự do để chọn bất cứ cái gì họ muốn: người Mỹ được tự do lựa chọn bất cứ cái gì họ muốn
    – rước đó tôi chỉ học tiếng Pháp trong trường cấp ba chỉ vì trường đã bắt tôi học để tốt nghiệp được thôi.: Câu này nên bớt đi một từ “chỉ” để tránh lặp từ và bỏ từ “đã” vì trong văn cảnh này, không cần từ này, người đọc vẫn hiểu em đang nói về quá khứ.
    – tài năng học ngoại ngữ: năng khiếu học ngoại ngữ.
    – không cần nói chuyện với ai cả bằng tiếng Pháp: không cần nói chuyện bằng Tiếng Pháp với ai cả
    – bất cứ ngôn ngữ nào ở nước mà người nói ngôn ngữ đó: câu này khá tối nghĩa. Có thể được diễn đạt lại là học bất cứ ngôn ngữ nào ở bản xứ
    Hy vọng những góp ý trên có ích cho em.

Gửi phản hồi cho voiconkhoe Hủy trả lời